Một số hướng mở nhằm phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ ba - 16/07/2024 19:04 145 0
Trồng rừng gỗ lớn đang là hướng đi mang lại lợi ích kép, không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu
      Trồng rừng gỗ lớn đang là hướng đi mang lại lợi ích kép, không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Tỉnh Bình Phước được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ, diện tích trong quy hoạch ba loại rừng hơn 171 ngàn ha, trong đó rừng sản xuất khoảng 96.497 ha, nếu có kế hoạch, cơ chế, chính sách phù hợp sẽ thúc đẩy ngành lâm nghiệp phát triển “xanh”, bền vững hơn phù hợp với Quy định không gây mất rừng (EUDR) của Ủy ban Châu Âu (EC).
Cơ chế chính sách
      Cơ chế chính sách là điểm nhấn tạo động lực cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn, trong đó có trồng rừng sản xuất gỗ lớn. Thông tư số 22/2023/TT-BNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sửa đổi, bổ sung quy định trước đây về hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn, trong đó đối tượng được hỗ trợ là các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn và có cam kết theo quy định của pháp luật khai thác sau 10 năm tuổi trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất. Tiếp theo đó, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ cũng quy định cụ thể về hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho đối tượng chủ rừng là hộ gia đình người Kinh thuộc diện nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất trên diện tích đất được giao, được thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.   
      Bên cạnh đó, để phát triển diện tích rừng trồng, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, nhằm giảm chi phí đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn là một giải pháp quan trọng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng tại Quyết định số 31/QĐ-BNN-LN ngày 03/01/2024 và được cụ thể hóa tại Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 06/5/2024 của UBND tỉnh.
      Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 06/5/2024 của UBND tỉnh với giải pháp về cơ chế, chính sách đề xuất chính sách miễn hoặc giảm tiền thuê đất và tiền sử dụng đất, chính sách hỗ trợ đầu tư và tín dụng, bảo hiểm rừng trồng đối với những diện tích trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn cũng đã tạo đòn bẩy khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình thực hiện trồng rừng gỗ lớn.
 
Hình ảnh trồng rừng sản xuất gỗ lớn loài Sao đen tại Ban QLRPH Tà Thiết
Đến giải pháp về nguồn vốn
      Nguồn kinh phí thực hiện trồng rừng gỗ lớn không chỉ gói gọn trong phạm vi nguồn ngân sách Nhà nước mà được đa dạng hóa nguồn vốn bao gồm nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện theo phân cấp quản lý, nguồn lồng ghép từ các chương trình, dự án có liên quan và nguồn huy động, tài trợ hợp pháp khác đã tạo hướng phát triển trồng rừng gỗ lớn thân thiện hơn.
      Mức hỗ trợ cho đối tượng thuộc Nghị định số 58/2024/NĐ-CP lên đến 15 triệu đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón. Ngoài ra còn có giải pháp hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, chủ rừng là doanh nghiệp.
Các bước chuẩn bị và triển khai thực hiện
      UBND tỉnh đã giao UBND các huyện, thị xã có rừng chỉ đạo các đơn vị, phòng chức năng của huyện, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương rà soát, đánh giá diện tích đất trồng và rừng trồng hiện có để xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với cơ sở chế biến trong phạm vi cả nước; gây dựng mô hình chuyển hóa, trồng rừng gỗ lớn; mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao về giống, thâm canh rừng trồng; công tác kiểm tra, giám sát; giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, đề xuất trình UBND tỉnh phê duyệt các đề tài, dự án nghiên cứu chọn, tạo giống và kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng trồng gỗ lớn theo quy đinh; giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố tham mưu UBND tỉnh  bố trí nguồn kinh phí thực hiện, thẩm định các chương trình, dự án, đề tài được UBND tỉnh thuận chủ trương trình UBND tỉnh phê duyệt.
      Đơn vị trực tiếp thực hiện là các Ban Quản lý rừng hàng năm thực hiện rà soát quỹ đất đủ điều kiện để trồng mới, trồng lại rừng sản xuất gỗ lớn; xây dựng kế hoạch trồng rừng trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện; rà soát diện tích rừng trồng sản xuất hiện có theo loài cây, tuổi cây, loại đất để chuyển hóa từ rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn

Tác giả bài viết: Trần Thị Liên

Nguồn tin: Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,268
  • Tháng hiện tại10,377
  • Tổng lượt truy cập2,279,867
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây