Những lưu ý quá trình cập nhật diễn biến rừng trong phần mềm FRMS

Thứ tư - 05/07/2023 21:37 273 0
Những lưu ý quá trình cập nhật diễn biến rừng trong phần mềm FRMS
       Ngày 06/11/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phần mềm cập nhật diễn biến rừng tại Quyết định số 4539/QĐ-BNN-TCLN và qua nhiều lần nâng cấp các phiên bản khác nhau; về quy trình cập nhật vào phần mềm cơ bản không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, một số trường hợp thường gặp trong quá trình cập nhật diễn biến rừng cần phải lưu ý:
       1. Trong phần mềm FRMS loại đất loại rừng là có rừng (tự nhiên hoặc rừng trồng đã thành rừng) nhưng thực tế là đất trống hoặc đất đã trồng nhưng chưa rừng
        Trong trường hợp này cần cập nhật diễn biến bằng công cụ “Chỉnh sửa dữ liệu”. Nếu có các diễn biến sau khi điều tra kiểm kê rừng (ví dụ trồng rừng) thì sau khi chỉnh sữa dữ liệu sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến trồng rừng.
        2. Trong phần mềm FRMS là đất trống nhưng thực thế là rừng (tự nhiên hoặc rừng trồng).
       Trong trường hợp này ta cần cập nhật diễn biến bằng công cụ “Chỉnh sửa dữ liệu”. Nếu có các diễn biến sau khi điều tra kiểm kê rừng (ví dụ khai thác, cháy rừng), sau khi chỉnh sữa dữ liệu sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến khai thác hoặc cháy rừng.
       3. Khai thác rừng trên đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng (mã 72-77)
      Đối với trường hợp này vẫn cập nhật bình thường. Trong các Biểu báo cáo, tổng diện tích “Đất chưa có rừng trong lâm nghiệp” sẽ không thay đổi, nhưng phần tổng phụ “đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng” sẽ giảm, và 1 loại đất trống tương ứng khác sẽ tăng.
        4. Trồng rừng không thành công và sau đó trồng lại
       Trong trường hợp rừng mới nhưng không thành rừng thì cập nguyên nhân không thành rừng trước (ví dụ rủi ro hoặc nguyên nhân thay đổi khác), sau đó mới cập nhật trồng lại (mã 12). Cần mô tả nguyên nhân dẫn đến rừng trồng không thành công.
        5. Phân loại rừng theo trữ lượng
       Hiện nay tổng diện tích rừng theo trữ lượng kết xuất từ phần mềm so với tổng diện tích rừng theo trữ lượng của ĐTKKR là khớp nhau, tuy nhiên nếu so sánh diện tích rừng nghèo, rừng nghèo kiệt thì khác nhau vì các phân loại trong phần mềm khác với phân loại trong ĐTKKR, cụ thể, trong ĐTKKR có các loại “Rừng giàu”; “Rừng trung bình”; “Rừng nghèo”; “Rừng nghèo kiệt” và “Rừng chưa có trữ lượng”; nhưng trong phần mềm được phân loại gồm “Rừng giàu”; “Rừng trung bình”; “Rừng nghèo”; “Rừng nghèo kiệt” và “Rừng phục hồi”, vì vậy mặc dù Tổng diện tích rừng theo trữ lượng trong 2 phương pháp là bằng nhau, nhưng “diện tích rừng nghèo” và “Rừng nghèo kiệt” trong phần mềm là khác nhau. Trong phần mềm, các loại rừng được tính dựa trên mã các loại rừng đã được xây dựng, và không có mã cho “Rừng chưa có trữ lượng”.
         6. Phân loại rừng trồng theo cấp tuổi
        Hiện nay, Biểu 4A (Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi), khi so sánh số liệu ĐTKKR và số liệu trong phần mềm thì tổng diện tích rừng trồng đã khớp nhau, tuy nhiên khi xem đến diện tích rừng trồng theo các cấp tuổi thì chưa khớp nhau. Nguyên nhân là do cách tính cấp tuổi trong ĐTKKR khác với cách tính cấp tuổi trong phần mềm. Trong phần mềm, công thức tính diện tích rừng theo cấp tuổi được tính theo công thức sau:
        Cấp tuổi của rừng = ((năm điều tra+1) – năm trồng rừng)/(cấp tuổi của loài cây).

Tác giả bài viết: Hoàng Hoan

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay7,748
  • Tháng hiện tại133,537
  • Tổng lượt truy cập1,739,395
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây