V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba - 01/11/2022 05:11 895 0
Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trong việc bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim quan trọng (nếu có); ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư (nếu có) trên địa bàn tỉnh. Chi cục Kiểm lâm yêu cầu Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR, các Hạt Kiểm lâm trực thuộc, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và các đơn vị chủ rừng nghiêm túc thực hiện.
Căn cứ văn số 1680/UBND-KT ngày 08/7/2022 của UBND tỉnh Bình Phước về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ;
Thực hiện văn bản số 1202/SNN-KL ngày 18/7/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trong việc bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim quan trọng (nếu có); ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư (nếu có) trên địa bàn tỉnh. Chi cục Kiểm lâm yêu cầu Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR, các Hạt Kiểm lâm trực thuộc, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và các đơn vị chủ rừng nghiêm túc thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
1. Công tác tuyên truyền, vận động:
Tăng cường, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không tham gia các hoạt động săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các sản phẩm của chúng; không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn chim hoang dã, di cư; không buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; tuân thủ nghiêm ngặt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thông tin kịp thời, tố giác đến các cơ quan chức năng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ, bảo tồn động vật rừng, động vật hoang dã (nói chung) và bảo vệ, bảo tồn đối với các loài chim hoang dã, di cư; vận động chủ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết “nói không” đối với chim hoang dã, di cư và các sản phẩm, dẫn xuất của chúng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo minh bạch về nguồn gốc lâm sản hợp pháp.

2. Kiểm tra, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật:
- Chủ động phối kết hợp với các lực lượng: Công an, Quân sự, Quản lý Thị trường, Bộ đội Biên phòng và Hải quan (nếu có), chính quyền địa phương và các lưc lượng chức năng có liên quan trên địa bàn tăng cường công tác quản lý, tuần tra truy quét, kiểm tra, kiểm soát lâm sản khu vực nội địa, biên giới, cửa khẩu, lối mở, đường mòn, ngầm qua lại biên giới (nếu có); đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ chim hoang dã, di cư; các hình thức quảng cáo, kinh doanh trực tuyến trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các công cụ bẫy, bắt chim (lưới, bẫy, linh kiện lắp ráp súng tự chế, súng săn...); triệt phá các đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển, xuất nhập khẩu trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư xuyên biên giới, xuyên quốc gia.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra tra truy xuất nguồn gốc lâm sản theo Kế hoạch (hoặc đột xuất) đối với các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, đảm bảo các cơ sở phải tuân thủ pháp luật về hồ sơ lâm sản, nguồn gốc lâm sản (nguồn gốc ĐVHD) hợp pháp; đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thú y, môi trường, an toàn thực phẩm... Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo đúng quy định.
3. Các đơn vị Kiểm lâm trực thuộc: Với vai trò Trưởng Đoàn liên ngành Bảo vệ rừng các huyện, thị xã chủ động kế hoạch phối hợp với các đơn vị Công an, Quân sự huyện, Đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn và cơ quan Hải quan (nếu có), Đội Quản lý thị trường, UBND các xã, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan dơn vị chức năng có liên quan, cụ thể:
- Chủ trì, phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra truy quét về bảo vệ rừng, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim quan trọng (nếu có) nhằm phát hiện kịp thời, xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi được liệt kê cụ thể tại mục 2 của văn bản này.
- Tăng cường tổ chức lực lượng phối hợp tuần tra, kiểm tra, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái pháp luật, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư; Xác định các điểm nóng về săn, bắn, bắt, bẫy và các tụ điểm mua bán ĐVHD trái pháp luật, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư; rà soát, lập danh sách các đối tượng tại địa phương có hoạt động liên quan đến động vật rừng, ĐVHD, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư để theo dõi, quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng mạng lưới đặt tình, cộng tác viên cơ sở; tăng cường công tác trinh sát nắm tình hình, thời gian, quy luật hoạt động của các đối tượng chuyên vào rừng đặt bẫy săn bắt trái pháp luật các loài động vật rừng, ĐVHD, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư; để có cơ sở đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật rừng, ĐVHD, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư; trên địa bàn.
4. Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR:
- Theo chức năng nhiệm vụ đã được giao tăng cường phối hợp, hỗ trợ Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã giải quyết dứt điểm các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng và các hành vi khác gây xâm hại đến tài nguyên rừng và lâm sản, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn quản lý.
- Chủ động thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ động vật rừng, ĐVHD, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư đối với những địa bàn không có bố trí Hạt Kiểm lâm; tăng cường công tác quản lý hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, quảng cáo, kinh doanh và nuôi động vật hoang dã, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn; triệt tiêu tư tưởng lợi dụng hình thức nuôi sinh trưởng/sinh sản để hợp thức hóa động vật hoang dã (trong đó có các loài chim hoang dã, di cư) có nguồn gốc bất hợp pháp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, xây dựng các mạng lưới cơ sở để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi săn, bắn, bắt, bẫy động vật rừng (trong đó có các loài chim hoang dã, di cư) trái pháp luật trên địa bàn quản lý.
5. Các đơn vị chủ rừng: Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan tại địa phương tuyên truyền sâu rộng các quy định pháp luật về bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư đến cộng đồng dân cư sống gần rừng, ven rừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ chim hoang dã, di cư; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, tổ chức truy quét các điểm nóng xảy ra các hành vi săn bắt các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn quản lý; thường xuyên kiểm tra rừng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư đặc biệt đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Trên đây là chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị tổng hợp, báo cáo, tham mưu cấp có thẩm quyền kiến nghị, đề xuất, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm săn, bắn, bẫy các loài chim hoang dã, di cư (nếu có)

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay6,147
  • Tháng hiện tại62,753
  • Tổng lượt truy cập1,668,611
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây