Quy định về trình tự, thủ tục trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với chủ dự án tự trồng rừng thay thế và chủ dự án không tự trồng rừng thay thế.

Thứ hai - 20/02/2023 02:22 454 0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Thông tư này quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và được áp dụng với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (chủ dự án) có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
 
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Thông tư này quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và được áp dụng với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (chủ dự án) có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Trong đó quy định đối với trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thế và chủ dự án không tự trồng rừng thay thế.
      A. Quy định đối với trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thế
      1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừnđặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê đ trng rừng theo quy định của pháp luật.
      2. Thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
      3. Thành phần hồ sơ.
      4. Trình tự thực hiện.
      5. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ.
       6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ Phương án trng rừng thay thế. Trường hợp cn kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đng thẩm định, tổ chức thẩm định và hoàn thành thẩm định trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
      Thành viên Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; đại diện tổ chức khoa học có liên quan (nếu có). Số lượng thành viên Hội đng thẩm định không quá 07 người.
      7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án.
      8. Thực hiện trồng rừng thay thế.
      B. Quy định đối với trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế
      1. Chủ dự án nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện t.
      2. Thẩm quyền phê duyệt nộp tiền trồng rừng thay thế: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
      3. Thành phần hồ sơ.
      4. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ.
       5. Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn.
      6. Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng.
(Nội dung chi tiết có fine đính kèm theo)

Tác giả bài viết: Trần Thị Liên

Nguồn tin: Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay6,106
  • Tháng hiện tại62,712
  • Tổng lượt truy cập1,668,570
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây