Chiều ngày 04/3/2024 vào lúc 14 giờ 30 phút, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú phối hợp với Công an xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tiếp nhận 01 cá thể Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaenus) nặng khoảng 0,4 kg, nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB do ông Trần Đình Sơn giao nộp
Chiều ngày 04/3/2024 vào lúc 14 giờ 30 phút, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú phối hợp với Công an xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tiếp nhận 01 cá thể Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaenus) nặng khoảng 0,4 kg, nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB do ông Trần Đình Sơn giao nộp.
Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaenus) là loài động vật nguy cấp thuộc nhóm IB. Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới xếp cu li nhỏ vào nhóm rất nguy cấp (EN) có nguy cơ tuyệt chủng cần ưu tiên bảo tồn.
Hình ảnh: Đại diện Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú và Công an xã Thuận Phú bàn giao, tiếp nhận để chăm sóc cá thể cu li nhỏ trước khi tái thả về tự nhiên.
Trước đó, cá thể Cu li nhỏ được ông Trần Đình Sơn phát hiện lúc 9 giờ, ngày 04/3/2024 trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đảm bảo ANTT khi đi đến khu vực đường thuộc ấp Đồng Búa, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước thấy 01 (một) cá thể Cu li đang bò ra đường, biết con động vật trên là động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nằm trong Sách đỏ cần được bảo tồn; nên đã chủ động liên hệ với Chỉ huy đơn vị và Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú để được giao nộp với mong muốn thả cá thể này về với môi trường sống thiên nhiên.
Hiện, cá thể cu li nhỏ đang được cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú theo dõi, chăm sóc đảm bảo sức khỏe trước khi thả về môi trường tự nhiên.
Sau khi nhận bàn giao, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú lập các thủ tục tiếp nhận, đưa về trụ sở Hạt Kiểm lâm chăm sóc, tiếp tục theo dõi sức khỏe để thực hiện các thủ tục theo quy định tại Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cả nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.
Hành động tự nguyện giao nộp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của ông Trần Đình Sơn rất đáng hoan nghênh vì đã đã góp phần vào nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên.