Vẫn còn vướng mắc trong việc thực hiện Tiểu Dự án 1 Thuộc Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Thứ năm - 22/06/2023 22:46 982 0
Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT và Thông tư số 15/2022/TT-BTC do 02 Bộ khác nhau ban hành Thông tư hướng dẫn một Chương trình nhưng nội dung lại khác nhau, với mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, việc bố trí vốn cho ban quản lý rừng đặc dụng hiện nay vẫn gặp khó khăn vì không biết phải áp dụng văn bản của Bộ nào cho phù hợp.
Ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 tại Quyết  định số 1719/QĐ-TTg. Tại mục 3 phần III Chương trình mục tiêu quốc gia về Tiểu dự án 1, Dự án 3: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân quy định nội dung Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế theo quy định hiện hành; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý”.
Để thực hiện Chương trình, ngày 04/3/2022 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BTC Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định “1. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế theo quy định hiện hành; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý”.
Như vậy, theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg và Thông tư số 15/2022/TT-BTC quy định hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng. Theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC, mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm.
Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 20/9/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT về hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT chỉ quy định “Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý; Theo quy định này, không có đối tượng được hỗ trợ là diện tích rừng đặc dụng do ban quản lý rừng đặc dụng quản lý.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 1755/BNN-TCLN ngày 23/3/2023 về trả lời vướng mắc trong thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3, Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó làm rõ nội dung về diện tích rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý, cụ thể:
- Theo Khoản 1 và Khoản 5, Điều 17 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT, quy định về hỗ trợ khoán bảo vệ rừng:
"1. Đối tượng rừng: Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ;..."
"5. Đối với diện tích rừng giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý sử dụng kinh phí được hỗ trợ theo quy định tại điều 8, Thông tư này, để  thực hiện khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, mức khoán bảo vệ rừng thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều này”.
- Theo điểm a Khoản 3, Điều 8 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT, quy định: "a) Kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đặc dụng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định  số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của  Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020".
- Theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Quyết định số  24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên quy định tại Khoản 1 Điều này, Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để  Ban quản lý rừng đặc dụng chủ  động tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý bảo vệ rừng; mức trung bình 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích được giao (mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định). Nội dung chi khoản này hàng năm do cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Đối với diện tích rừng đặc dụng do Ban Quản lý rừng đặc dụng quản lý được thực hiện theo phạm vi quản lý (phân bố  trên cả  khu vực I, II, III), không phân biệt khu vực, được sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng trong Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số  809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chủ rừng sử dụng kinh phí này để thực hiện khoán bảo vệ rừng theo định mức, cơ chế, chính sách đối với các khu vực tương ứng (Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT).
Như vậy, theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì ban quản lý rừng đặc dụng được sử dụng kinh phí từ Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số  809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ với mức 300.000 đồng/ha/năm để thực hiện công tác khoán quản lý bảo vệ rừng và  kinh phí hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số  24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ với mức 100.000 đồng/ha/năm.
    
Hình minh họa: Diện tích rừng tự nhiên giao khoán cho Cộng đồng tại tiểu khu 37, Ban QLRPH Đắk Mai
Tuy nhiên, 02 Bộ khác nhau cùng ban hành Thông tư hướng dẫn một Chương trình nhưng nội dung lại khác nhau, với mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, việc bố trí vốn cho ban quản lý rừng đặc dụng hiện nay vẫn gặp khó khăn vì không biết phải áp dụng văn bản của Bộ nào cho phù hợp.
Thời gian tới, trong quá trình báo cáo kết quả thực hiện Chương trình đề nghị các cơ quan tham mưu cấp địa phương và Trung ương sớm xem xét, có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách cho phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tác giả bài viết: Bùi Thị Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,891
  • Tháng hiện tại11,214
  • Tổng lượt truy cập2,222,336
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây