Một vài nét về khu rừng bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh Núi Bà Rá

Chủ nhật - 25/02/2024 03:07 184 0
Khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh núi Bà Rá (sau đây gọi tắt là Khu di tích núi Bà Rá) tỉnh Bình Phước được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Quyết định số 1959/QĐ-UB ngày 16/10/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. Khu di tích núi Bà Rá được công nhận là di tích lịch sử và thắng cảnh theo Quyết định số 1568/BT ngày 20/04/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin
        Khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh núi Bà Rá (sau đây gọi tắt là Khu di tích núi Bà Rá) tỉnh Bình Phước được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Quyết định số 1959/QĐ-UB ngày 16/10/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. Khu di tích núi Bà Rá được công nhận là di tích lịch sử và thắng cảnh theo Quyết định số 1568/BT ngày 20/04/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
      Núi Bà Rá là một ngọn núi độc lập có độ cao 736 m so với mực nước biển. Có địa giới hành chính năm trên 03 xã, phường: Sơn Giang, Thác Mơ, Phước tín thuộc thị xã Phước Long tỉnh Bình Phước. Núi Bà Rá có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử được gắn liền với truyền thuyết về “Bà Rá” và các cuộc kháng chiến cứu nước của người dân thị xã Phước Long với nhiều chiến tích lịch sử oai hùng. Tuy nhiên, không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, với hệ sinh thái rừng hiện có Núi Bà Rá còn có giá trị lớn về môi trường, được xem như là lá phổi xanh của thị xã Phước Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung giúp tạo nên vẻ đẹp tự nhiên hiếm có.
      Trải qua quá trình hình thành và phát triển tới thời điểm hiện tại tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại núi Bà Rá là 1.203,6 ha trong đó gồm diện tích đất có rừng 1.061,51 ha (diện tích rừng tự nhiên 662,94 ha, rừng trồng cây lâm nghiệp , cây lâu năm 398,57 ha) diện tích đất chưa có rừng 141,85 ha. Mặc dù có diện tích rừng tự nhiên không lớn nhưng khu rừng núi Bà Rá có hệ thảm động, thực vật khá đa dạng và phong phú.
      Về thực vật: Khu hệ thực vật của núi Bà Rá thuộc hệ thực vật miền Đông Nam Bộ - khu hệ thực vật núi thấp dưới 1.000 m. Chi phối bởi khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và địa hình vùng núi nên khu hệ thực vật là kiểu rừng kín thường xanh nửa rụng lá nhiệt đới ẩm. Tổng số các loài thực vật đã thống kê được (bao gồm cả các loài thuộc lớp 1 lá mầm và một số loài thực vật thuỷ sinh) là 982 loài thuộc 135 họ và 76 bộ trong đó có một số loài cây đặc trưng thuộc dang mục loài nguy cấp quý nhiếm như gõ đỏ, cẩm lai, da đá.
Hình ảnh: các cây đặc trưng của khu rừng (Bằng lăng, Da đá)
      Về động vật: tổng số loài động vật ở khu vực núi Bà Rá là 260 loài, trong đó lớp thú có 39 loài (chiếm 15% tổng số loài động vật), lớp Chim có 163 loài (chiếm 63% tổng số loài động vật), lớp Bò sát có 37 loài (chiếm 14% tổng số loài động vật) và lớp lưỡng cư có 21 loài (chiếm 8% tổng số loài động vật). Trong số các loài động thực vật ghi nhận được thì có nhiều loài đang ở mức nguy cấp, quý hiếm như Cu li nhỏ, Khỉ đuôi dài, Cầy giông, Mèo rừng, Sóc đen, Rắn hổ chúa…
Hình ảnh một số động vật của khu rừng.
      Trong nhưng năm qua công tác bảo vệ rừng, duy trì đa dạng sinh thái của khu rừng núi Bà Rá đã được các tầng lớp nhân dân, chính quyền địa phương quan tâm trú trọng. Các các công trình, trang thiết bị, công cụ phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được đầu tư đầy đủ cơ bản đáp ứng được các yêu cầu. Các thôn, khu phố đều xây dựng các tổ đội xung kích bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Qua đó diện tích rừng tại núi Bà Rá luôn được giữ vững, không xảy ra tình trạng khai thác, lấn chiếm đất rừng, công tác phòng cháy chữa cháy luôn được bảo đảm, không để xảy ra các vụ cháy rừng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên do quá trình lịch sử để lại hiện nay trong diện tích quy hoạch rừng đặc dụng tại núi Bà Rá có diện tích đất sản xuất, nhà ở của người dân đã sử dụng lâu năm, việc này gây khó khăn cho việc quản lý, bảo vệ, bảo tồn đang dạng sinh học của khu rừng. Trong thời gian tới để bảo tồn, phát triển tốt sự đa dạng sinh học của khu rừng cần phải tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo vệ rừng, trong đó trú trọng công tuyên truyền nêu cao hơn nữa ý thức của người dân, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ rừng, có giải pháp phù hợp quản lý đối với diện tích đất của người dân nằm trong diện tích quy hoạch của khu rừng. 
Hình ảnh về công tác tuần tra bảo vệ rừng tại Khu rừng.
      Với những thế mạnh về vẻ đẹp tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử hy vọng trong thời gian tới núi Bà Rá sẽ được quan tâm đầu tư khai thác, sử dụng bền vững các giá trị về đa dạng sinh học, môi trường, cảnh quan, lịch sử của khu rừng kết hợp với phát triển du lịch sinh thái để cho nơi đây thực sự là biểu tượng của người dân thị xã Phước Long và của tỉnh Bình Phước.

Tác giả bài viết: Lã Văn Khơi

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện thị xã Bù Gia Mập - Phước Long

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay8,415
  • Tháng hiện tại134,204
  • Tổng lượt truy cập1,740,062
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây