Hội thảo “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng ĐVHD trái phép”.

Thứ sáu - 01/11/2024 11:47 48 0
Sáng ngày 30/10/2024 tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) tỉnh Bình Phước đã phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm vùng III, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Vườn quốc gia Cát Tiên tổ chức Hội thảo “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép”
      Được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương tổ chức Hội thảo “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng ĐVHD trái phép”; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 91/KH-SNN-KL ngày 21/10/2024 về việc tổ chức Hội thảo “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng ĐVHD trái phép”.
     Sáng ngày 30/10/2024 tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) tỉnh Bình Phước đã phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm vùng III, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Vườn quốc gia Cát Tiên tổ chức Hội thảo “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép”
Các đại biểu tham dự hội thảo
     Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, mục đích hội thảo nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; tham gia phát hiện, tố giác, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học; góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội và phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước; xây dựng tỉnh Bình Phước trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong việc không sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép trên cả nước; và đơn vị đi đầu trong việc triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học.
Ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước phát biểu tại hội thảo
      Để bảo vệ tốt các loài ĐVHD, ông Luân đề nghị lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn người ra vào rừng trái phép đặt bẫy, săn bắt ĐVHD; có kế hoạch giám sát, bảo tồn, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng; đồng thời tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Quản lý thị trường, chủ rừng trong công tác và các đơn vị liên quan phối hợp tuần tra kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm quy định của pháp luật về động vật hoang dã và các hành vi chống người thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên trình bày tham luận tại hội thảo
      Trình bày tham luận tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, tỉnh Bình Phước là một tỉnh biên giới, có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng về quân sự và an ninh quốc gia. Với diện tích trên 688.000ha đất tự nhiên, hiện còn lại 56.000ha đất rừng, với 2 khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Vườn quốc gia Cát Tiên và một số chủ rừng khác trên địa bàn tỉnh. Đây là lá chắn, là hành lang quan trọng, góp phần bảo vệ an ninh chính trị địa phương. Và đây cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đang còn sót lại, với giá trị đa dạng sinh học rất cao, với nhiều loài đặc hữu quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ.
      Từ đầu năm tới nay, lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên đã tổ chức trên 62.000 lượt tuần tra trong rừng, ngăn chặn nhiều vụ vi phạm tài nguyên rừng, tháo gỡ trên 2.000 sợi bẫy các loại.
Ông Trần Quốc Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước trình bày tham luận tại hội thảo
      Trình bày tham luận tại hội thảo, Ông Trần Quốc Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước cho biết, công tác bảo vệ động vật hoang dã là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường nói chung, luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện.
      Các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bình Phước đa dạng về loài, đặc trưng tại VQG Bù Gia Mập với 832 loài, trong đó có nhiều loài có nguồn gen quý, hiếm như: Chà vá chân đen, Bò tót, Gà so cổ hung, Gà lôi hông tía,… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 98 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã với 26 loài, khoảng 7.600 cá thể; Một số loài nuôi phổ biến như Cầy vòi hương, Rắn ráo trâu, Rùa đất,…
      Công tác quản lý về động vật hoang dã trong thời gian qua luôn được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp tuần tra, truy quét để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã.
      Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã của tỉnh trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: (1) Tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm, nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép; (2) Tăng cường công tác tuần tra, truy quét và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về động vật hoang dã; (3) Kiểm tra các tụ điểm, các điểm nóng về buôn bán động vật hoang dã; kiểm tra các nhà hàng, quán ăn, cơ sở giết mổ…kiên quyết xử lý nghiêm đối với các sản phẩm trái phép, không rõ nguồn gốc; (4) Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng: Kiểm lâm, Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam trong công tác phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã; kịp thời trao đổi thông tin về các đối tượng, đường dây, tổ chức có biểu hiện hoạt động mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, quảng cáo, tiêu dùng trái phép mẫu vật động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; tổ chức phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật; (5) Thường xuyên rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã; các quy định phục vụ xử lý vi phạm như công tác giám định tang vật, việc xác định bộ phận không thể tách rời sự sống…; (6) Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn loài, bảo tồn nguồn gen; (7) Thực hiện tốt công tác quản lý các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh; phát triển các cơ sở gây nuôi theo đúng quy định của pháp luật nhằm giảm thiểu áp lực lên các loài động vật hoang dã trong tự nhiên.
Các đại biểu tham gia nghi thức khởi động Chương trình “Tỉnh Bình Phước nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép”
      Hội thảo là một thông điệp truyền thông mạnh mẽ, khẳng định sự quyết tâm, sự đồng hành của chính quyền địa phương, các ngành để bảo vệ hệ động vật rừng quý giá. Đó là đồng hành trong chỉ đạo, điều hành; đồng hành trong hỗ trợ phát triển kinh tế người dân những khu vực vùng sâu, xa giáp rừng; đồng hành trong ngăn chặn xử lý vi phạm, đưa công tác truyền thông tới đông đảo các tầng lớp xã hội, để “nói không với động vật hoang dã trái phép”.

Tác giả bài viết: Vũ Công Tuân

Nguồn tin: Phòng Quản lý, bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,252
  • Tháng hiện tại10,047
  • Tổng lượt truy cập2,333,014
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây