PHỦ XANH VÙNG BÁN NGẬP

Thứ ba - 03/01/2017 02:24 2.166 0
Giờ đây khi dạo quanh lòng hồ Cần Đơn hay ngược dòng sông Đắk Huýt, chúng ta dễ dàng nhận thấy màu xanh mơn mỡn của cây gáo nước, tràm nước đang phủ xanh một vùng bán ngập. Mùa nước ngập, ca nô, tắc ráng rẽ sóng xuyên qua những hàng cây gáo nước tạo nên vẻ đẹp chẳng khác gì khi đi xuyên rừng Đước ở các tỉnh miền Tây. Thấy vậy những chặng đường phủ xanh vùng bán ngập ở hồ Cần Đơn, sông Đắk Huýt là một hành trình dài, dày công nghiên cứu, tìm tòi của Hạt Kiểm lâm Bù Đốp từ năm 2007-2008.
Gian nan trồng rừng
Trước năm 2000 khi nhà máy thủy điện Cần Đơn được xây dựng, hàng ngàn heta rừng dọc sông Đắk Huýt chìm và biến mất trong biển nước. Quy trình đóng, xả đập điều tiết nước cho thủy điện đã lộ ra nhiều vùng bán ngập xơ sác trãi dài trên 35 km từ thượng nguồn sông Đắk Huýt đến lòng hồ thủy điện thuộc xã Phước Thiện (Bù Đốp) và xã Phước Minh (Bù Gia Mập). Nhận thấy vùng đất bán ngập hoang hóa này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và hồ thủy điện, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Bù Đốp đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nhiều loại cây trồng thay thế.
Ông Nguyễn Văn Ách, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bù Đốp cho biết: Giai đoạn đầu rất khó khăn, chúng tôi mất gần 6 năm trời đi dọc sông Đắk Huýt để tìm tòi các loại cây có khả năng bám trụ, sinh sống và trồng thí điểm trên vùng đất này. Các loại cây tràm nước, gáo rừng đã được thực nghiệm những đã thất bại do không chịu được nước ngập kéo dài. Trong lùi bước trước khó khăn, cuối cùng ông bảy Ách và anh em kiểm lâm đã phát hiện cây gáo nước ở vùng sông nước miền Tây có khả năng chịu nước ngập và chịu hạn trong thời gian dài.
Bắt đầu từ năm 2012, Hạt kiểm lâm Bù Đốp trồng thí điểm 30 ha cây gáo nước tại vùng bán ngập. Tuy nhiên khi triển khai trồng cây gáo nước, cũng gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là do có thời điểm nước hồ thủy điện ngập hai đến ba tháng, có lúc lại khô cạn nhiều tháng liền, gây nhiều khó khăn cho công việc xuống giống. Cây gáo nước có khả năng chịu hạn, chịu ngập tốt, nhưng khi mới trồng cây còn nhỏ, thấp chỉ cần nước ngập qua ngọn khoảng 15 ngày liên tục cây sẽ chết.
Để khắc phục những khó khăn đó, Hạt kiểm lâm huyện Bù Đốp đã điều chỉnh vị trí, khu vực trồng gáo hợp lý. Đó là chọn diện tích bán ngập cao trồng trước, cây giống trồng vùng bán ngập thấp được ươm đạt độ cao khoảng 0,5 đến 0,7 m mới mang trồng. Nhờ đó giúp cây tránh tình trạng trong giai đoạn thủy điện tích nước.
Thành quả lao động
Cây gáo nước và cây tràm nước là hai loại cây được chọn để trồng vùng bán ngập nhưng cây gáo nước luôn được xem là cây chủ lực.
Hiệu quả từ rừng bán ngập ở Bù Đốp ngày rõ nét. Hiện nay diện tích cây rừng đang phát triển rất tốt, khi khép tán sẽ ngăn chặn hiện tượng rửa trôi phù sa dọc sông Đak Huýt, góp phần giúp thủy điện tránh được tình trạng bồi lắng long hồ.
Ông Lương Văn Bảo – Phó Hạt trưởng Kiểm lâm Bù Đốp vui mừng thấy rỏ. Ông Bảo cho hay: Ban đầu trồng thí điểm do chưa được công nhận của chính quyền nên chúng tôi phải chắt chiu từng đồng trong kinh phí bảo vệ rừng hằng năm để thực hiện. Giai đoạn 201 - 2012, lực lượng Kiểm lâm huyện từ lãnh đạo đến từng nhân viên đều phải “sắn quần, cởi áo”, lội bùn để trồng từng cây gáo. Giờ đây rừng được khôi phục, hệ động vật có điều kiện phát triển, các loại chim thú tề tựu về đây sinh sống, mang lại tín hiệu vui cho những người là nghề giữ rừng nơi biên giới. Năm 2015, UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận chủ trương cho Hạt Kiểm lâm Bù Đốp lập dự án trồng thêm 182 ha cây gáo nước ở tất cả các vùng bán ngập còn lại. Đến nay diện tích trồng cây gáo nước ở đây đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Thấy được hiệu quả của cây gáo nước năm 2014, các đơn vị có vùng bán ngập như thủy điện Cần Đơn nằm trên địa bàn Bù Đốp – Bù Gia Mập; thủy điện Thác Mơ (thị xã Phước Long – Bình Phước), các đơn vị Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đã về tham quan, học tập kinh nghiệm của hạt Kiểm lâm Bù Đốp. Hiện nay thủy điện Cần Đơn trồng được 20/152 ha cây gáo nước theo thiết kế; Kiểm lâm Đắk Nông trồng được 10 ha.
Năm 2015, Hạt Kiểm lâm Bù Đốp đã trồng thêm 112 ha cây gáo nước ở tất cả các vùng bán ngập còn lại, nâng tổng số diện rừng gáo nước lên 142 ha. Nhìn rừng cây đang lớn nhanh như thổi, chiều cao trên 4 m mỗi cây, có thể cảm nhận được nét mặt tươi vui của những người giữ rừng nơi vùng biên. Chứng minh đây là một hướng đi đúng đắn của ngành lâm nghiệp.
Toàn tỉnh có khoảng 2.000 ha vùng bán ngập, nếu diện tích này được phủ xanh toàn bộ bằng cây gáo nước sẽ góp phần rất lớn cho công tác bảo vệ môi trường.

Tác giả bài viết: Trọng Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,844
  • Tháng hiện tại11,167
  • Tổng lượt truy cập2,222,289
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm nội dung : Ông Trần Quốc Hùng - Chi cục trưởng - Trưởng ban biên tập
Đc: 673 đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Bình, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
ĐT 0271.3.879461 - 0271.3.886.490 ; Email: CCKIEMLAMBINHPHUOC@GMAIL.COM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây