CÂY MAI DƯƠNG, NGUY CƠ XÂM HẠI NÔNG NGHIỆP NGÀY CÀNG RÕ
Trọng Nguyễn
2016-11-14T21:44:31-05:00
2016-11-14T21:44:31-05:00
http://kiemlam.binhphuoc.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-tuc-hoat-dong/CAY-MAI-DUONG-NGUY-CO-XAM-HAI-NONG-NGHIEP-NGAY-CANG-RO-238.html
http://kiemlam.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2016_11/img_1046.jpg
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://kiemlam.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo_1.png
Những năm gần đây, đi đến đâu cũng thấy cây mai dương, một trong những loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới, đang phát triển hầu như ở tất cả các ao hồ, sông suối...ở tỉnh Bình Phước nói riêng và nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung. Cây mai dương xâm lấn nhanh chóng ở phạm vi lớn trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp căn cơ để tiêu diệt, còn nhiều người dân vẫn thờ ơ chưa hiểu rõ tác hại của lại cây này.
Được biết tại Vườn quốc gia Tràm Chim, vào khoảng những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, diện tích rừng bị cây mai dương bắt đầu xâm lấn khoảng 10 ha, nay đã lên đến hơn 2.000 ha (25% diện tích rừng), trong đó vài trăm héc ta cây mọc dày đặc. Những năm gần đây cây mai dương đang có chiều hướng phát tán đến các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên với mật độ ngày càng dày.
Cây mai dương còn có một số tên gọi khác như: Cây ngưu ma vương, cây trinh nữ nhọn, cây mắc cỡ Mỹ…Tên khoa học là Mimosa pigra, thuộc họ Mimosaceae, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây này thuộc loại cây bụi, đa niên, thường mọc ở nơi đất trống, ẩm ướt.... Cây cao đến 6 m, phân thành nhiều nhánh, thân và cành có nhiều gai nhọn. Từ lúc hạt nảy mầm đến lúc cây ra hoa khoảng 6 - 8 tháng. Trái màu nâu, chứa từ 14 - 26 hạt. Một cây sản sinh được 9.000 hạt. Hạt rất dễ phát tán theo gió hay trôi theo dòng nước, có thể giữ sức nảy mầm trên 20 năm. Cây mai dương sinh sôi mạnh tạo thành một thảm cây bụi cao, làm cho các loài cây khác không phát triển được.
Theo ghi nhận của chúng tôi, cây mai dương thường mọc trải dài theo bờ các con sông rạch, bưng bàu…nhưng hiện nay những vùng đất trên cạn, ven đường và khi dân cư cũng đã manh mún xuất hiện loại cây này.
Theo Hạt Kiểm lâm Bù Đốp; trên địa bàn huyện Bù Đốp gần 60% diện tích bưng bàu đã xuất hiện cây mai dương. Hầu hết các khu vực dọc theo Sông Đắk Huýt và các sông, suối trong lâm phần Nông lâm trường Bù Đốp vùng bán ngập ven hồ Cần Đơn; cây mai dương đã xâm lấn. Chúng tôi hết sức khổ sở để chống chọi trước mức độ lây lan của loài cây này trong vùng bán ngập đang trồng rừng. Có thể nói sự phát triển của cây mai dương phải được đặt ở mức báo động cao.
Cây mai dương mọc rất nhanh trong điều kiện đất trống hay ẩm ướt, có khả năng mọc nhanh sau khi bị chặt hạ. Bản thân cây mai dương trưởng thành khi tươi rất dòn nhưng khi khô cây rất dai và cứng khó bị đốt cháy. Khu vực bị cây mai dương xâm lấn thì rất ít cây cỏ khác có thể cạnh tranh. Ngoài ra, loài cây này còn làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu và nguy cơ hủy diệt hệ thực vật, động vật trong rừng, do chứa chất mimosin (loại acid amin có thể gây độc với nhiều loài thực vật). Thân cây mai dương khi chết sẽ phân hủy tạo ra chất độc gây ô nhiễm nguồn nước…
Theo kinh nghiệm của Hạt kiểm lâm Bù Đốp: Hạt của cây mai dương rơi xuống, theo nước trôi tới đâu sẽ mọc cây tới đó. Cây xuất hiện trong vùng dân cư hay ven đường, do người dân trong quá trình lao động đã tiếp xúc với loại cây này. Khi đó hạt cây mai dương sẽ bám vào quần áo, đi đến đâu hạt sẽ nẩy nầm mọc đến đo. Nếu thấy một hoặc cây mai dương mọc lẻ loi ven đường mà không chặt bỏ thì chắt chắn chỉ sau một đến hai năm khu vực này sẽ xuất hiện cả ngàn cây con. Do vậy, cần phải tiêu diệt chúng trước mùa mưa để hạn chế sự nảy mầm, sinh sôi. Cần thiết có thể sử dụng hóa chất với nồng độ cho phép. Nếu không có giải pháp căn cơ, tiêu diệt kịp thời thì kinh phí Nhà nước bỏ ra để diệt trừ loại cây này về sau là rất lớn.
Tác giả bài viết: Trọng Nguyễn